Sở hữu vẻ đẹp nguyên sơ với những cao nguyên đá hùng vĩ, Hà Giang là địa điểm tham quan thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước. Cùng taxi Bảo Lộc tìm hiểu du lịch Hà Giang bằng ô tô tự lái đang là xu hướng được nhiều du khách lựa chọn bởi có nhiều ưu điểm như tiết kiệm thời gian, thoải mái, đảm bảo an toàn cũng như giúp chuyến đi trở nên thú vị.
Khi du lịch Hà Giang bằng ô tô, du khách cần tìm hiểu chi tiết về các kinh nghiệm như cung đường, gợi ý lịch trình, ẩm thực địa phương và dự toán chi phí để có chuyến đi an toàn, thuận lợi.
Thời gian lý tưởng nhất là du lịch Hà Giang là từ tháng 9 đến tháng đến khoảng tháng 3 năm sau vì đây không chỉ là mùa lúa chín, mùa hoa nở rợp trời mà còn là thời điểm diễn ra các lễ hội mùa Xuân của đồng bào miền núi.
Hà Giang thì nên tham quan điểm nào?
Hà Giang ngoài vẻ đẹp bởi danh lam thắng cảnh được thiên nhiên ban tặng ra còn đẹp bởi tình người của đồng bào vùng cao tại Nơi đây. Sau đây chúng tôi chia sẻ với du khách về hành trình các điểm tham quan khi đi theo cung đường Mùa Tam Giác Mạch vào tất cả các ngày trong năm.
Cổng chào Hà Giang
Cổng chào các thành phố Hà Giang 80km về hướng Tuyên Quang. Đây là một trong những điểm check in đầu tiên của du khách khi đặt chân đến với Hà Giang. Cổng được xây dựng bê tông cốt thép vững chắc với màu nâu đất.
Cột mốc số 0
Cột mốc đánh dấu sự có mặt của du khách khi đặt chân đến với Hà Giang. Cột mốc số 0 hay còn gọi là cột địa chính Quốc Gia tọa lạc bên đầu nguồn sông Lô đối diện quảng trường giang với 4 mặt với nhiều thông tin được khắc trên đó về vị trí địa lý.
Dốc Bắc Sum
Con dốc dài 7km nằm cách thành phố Hà Giang 20km nằm trên con đường hạnh phúc. Con dốc cũng là cổng chào để du khách bước vào công viên địa chất toàn cầu Cao Nguyên Đá Đồng Văn. Năm 2002 UNESCO đã công nhận 4 huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc với hơn 2 ngàn km2 nằm trong công viên địa chất toàn cầu nơi lưu giữ sự hình thành của trái đất. Vì vậy khi tới Dốc Bắc Sum du khách sẽ nhìn thấy một tấm biển lớn được tạo ở trên đỉnh núi giống như cổng chào bước vào công viên địa chất.
Núi đôi Quản Bạ
Ngọn núi gắn liền với truyền thuyết về một chàng trai khổng lồ đem lòng yêu một cô gái tại huyện Quản Bạ. Khi mối tình dang dở không đến được với nhau cô gái khi chết đi đã hóa thân thành núi đôi và còn tồn tại tới ngày nay. Tọa lạc tại thị trấn Tam Sơn du khách đến với nơi đây để ngắm được toàn cảnh thì dùng xe tại cổng trời Quản Bạ và leo bộ 300 bậc đá để lên đến lầu vọng cảnh. Vào những thời điểm khác nhau trong năm du khách có thể ngắm những sắc thái khác nhau tại nơi đây: Khi thì nương lúa vàng ươm xung quanh núi đôi, khi thì xanh mướt bởi những nương ngô, khi thì màu nâu của những ngày đông giá buốt.
Nhà của Pao
Nơi đây nằm cách thành phố Hà Giang khoảng 120km đường đèo và nằm trên cung đường QL4C mà du khách đi tham quan. Nhà của Pao nằm trong khuôn viên của làng văn hóa Lũng Cẩm nơi lưu giữ hơn 100 ngôi nhà trình tường đẹp nhất Hà Giang. Nhà của Phao là ngôi nhà của ông Mua Súa Páo một vị quan đã từng làm việc cho vua Mèo và xây dựng đã gần 100 năm còn tồn tại tới ngày nay. Sau này nơi đây cũng là bối cảnh để quay bộ phim Chuyện Của Pao vì vậy nơi đây là một trong những địa điểm thu hút nhiều lượt khách tham quan trong 1 năm.
Dinh Vua Mèo
Nằm tại thung lũng Sà Phìn cách thị trấn Đồng Văn 15km và cách thành phố Hà Giang 150km nơi đây còn nguyên vẹn những căn nhà, phiên chợ và tất cả những gì tồn tại dưới thời ông Vương Chính Đức. Trước đây khi được tôn lên làm vua Mèo ông Vương Chính Đức đã mời một người thầy Trung Quốc đi khắp bốn huyện để tìm khu đất để xây dựng dinh thự cho riêng mình. Sau 4 tháng đi khắp nơi ông quyết định chọn vùng đất này để xây dựng ông có giải thích “Bốn bề xung quanh là núi đá cao có thể ngăn chặn được kẻ thù địch cho căn dinh thự, giữa thung lũng là một mô đất cao giống như một vị thần Kim Quy vững chắc muôn đời, phía trước là một quả núi hình mâm xôi tượng trưng cho sự ấm no đời đời kiếp kiếp. Và sau này ông đã xây dựng hoàn thành năm 1919 và còn tồn tại cho tới ngày nay.
Cột cờ Lũng Cú
Cột cờ thuộc xã Lũng Cú cách thị trấn Đồng Văn 22km nơi đây đã có từ thời ông Lý Thường Kiệt sau này đến năm 1887 thực dân Pháp cắm lại bằng 1 cây sa mộc. Đến năm 2002 nhà nước ta trùng tu và xây dựng tiếp các hạng mục công trình tại đây giống như biểu tượng của Cực Bắc. Chân núi đi lên bệ cột cờ 900 bậc đá dốc, lá cờ rộng 54m2 tượng trưng cho 54 tộc người tại Việt Nam.
Phố cổ Đồng Văn
Phố cổ đã tồn tại hơn 300 năm tại nơi đây và còn sót lại nhiều căn nhà trình tường của người Hoa với lối kiến trúc đặc biệt mái ngói vảy cá và nhà trình tường với kết cấu gỗ bên trong. Trải qua 300 năm phố cổ vẫn còn nguyên đó với hàng chục ngôi nhà đã và đang được nhà nước bảo vệ trùng tu. Căn nhà cổ nhất có tuổi thọ 300 năm hiện tại đang là quán Cà Phê nổi tiếng nhất thị trấn Đồng Văn nơi đây vào những ngày cuối tuần.
Đèo Mã Pì Lèng
Con đèo dài 20km nối Đồng Văn và Mèo Vạc được xây từ năm 1959. Mã Pì Lèng có nghĩa là sống mũi con ngựa ý chỉ con đèo này có độ dốc cao giống như sống mũi của con ngựa. Hiện tại còn đèo cũng là cung đường hiểm trở nhất Việt Nam với 2 điểm tham quan chính một là tượng đài thanh niên xung phong được xây dựng trên đỉnh đèo tại xã Pải Lủng, điểm thứ 2 là điểm đứng ngắm hẻm tu sản, lòng sông nho quế và từ đây có thể ngắm toàn cảnh con đèo Mã Pì Lèng.
Kinh nghiệm ăn uống ở Hà Giang
Bánh cuốn trứng: Đây là món ăn sáng quen thuộc của người dân Hà Giang. Một phần bánh cuốn chuẩn vị bao gồm bánh cuốn trứng, nước hầm xương, rau thơm và nước chấm. Du khách nhúng bánh cuốn vào nước dùng nóng hổi và thưởng thức hương vị đặc biệt trong không khí se lạnh của Hà Giang.
Cơm lam Bắc Mê: Món ăn đơn giản được làm từ gạo nếp, nước vo gạo, nấu trong ống tre. Cơm lam rất thơm lại có độ dẻo, ăn kèm với muối vừng hay thịt gà nướng đều ngon.
Cháo ấu tẩu: Đây là món ăn truyền thống của các dân tộc ở Hà Giang. Món này làm từ củ ấu tẩu - đặc sản có rất nhiều ở vùng núi Đông Bắc.
Xôi ngũ sắc: Món ăn phổ biến có mặt trong mọi khu chợ tại Hà Giang, được làm từ gạo nếp và có năm màu sắc khác nhau như đỏ, vàng, xanh lá cây, tím và trắng. Đặc biệt, những màu sắc này đều được lấy từ các loại rau củ tự nhiên.
Rêu nướng: Đây là đặc sản của dân tộc Tày - một trong những dân tộc lớn tại Hà Giang. Món ăn tuy lạ miệng nhưng mang hương vị đặc trưng khó quên.
Thắng dền Đồng Văn: Món ăn này tương tự như bánh trôi ở Hà Nội, được làm bằng bột nếp và nhân đậu. Du khách sẽ ăn kèm món bánh này với nước đường, nước cốt dừa, vừng và lạc.
Cam Bắc Quang: Loại trái cây này từ lâu đã trở thành một trong những món đặc sản nổi tiếng của Hà Giang. Điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng nơi đây đã đem lại những trái cam mang hương vị riêng biệt, hấp dẫn.
Lạp xưởng gác bếp: Món ăn có mùi của ánh nắng vùng cao, mùi khói bếp xen lẫn mùi gừng, mắc mật và mùi rượu thơm một cách hấp dẫn, độc đáo.
Trên đây là hướng dẫn di chuyển đến Hà Giang bằng ô tô chi tiết giúp bạn lên được kế hoạch khám phá cao nguyên đá một cách trọn vẹn nhất. Chần chờ gì mà không tự thưởng cho mình một kỳ nghỉ dài ngày khám phá Hà Giang đẹp hùng vĩ sau những giờ phút lao động miệt mài. Taxi Bảo Lộc chúc bạn có một chuyến đi vui vẻ và tràn đầy những kỷ niệm đẹp!